Thảm thương mại được sử dụng trong nhiều không gian khác nhau, từ bên trong văn phòng cho đến hành lang bên ngoài công ty. Điều này có nghĩa là khi thảm trải sàn bị bẩn và hút bụi thì có thể gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người, ngoài ra, nếu không được vệ sinh kĩ lưỡng sẽ khiến cho tuổi thọ của chúng bị rút ngắn và phải tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp để thay thế và khắc phục.
Để đảm bảo thảm của bạn luôn ở tình trạng tốt nhất, chúng tôi đã tổng hợp các hướng dẫn cho quy trình làm sạch thảm trải sản cùng với các ưu và nhược điểm của chúng. Bạn hãy lưu lại và lựa chọn cách làm phù hợp với bạn nhé.
1. Phương pháp giặt thảm bằng nước nóng (Steam Carpet Cleaning)
Giặt thảm bằng nước nóng là một cách làm phổ biến đối với nhiều thợ vệ sinh chuyên nghiệp. Nó bao gồm sự kết hợp của nước nóng và các chất làm sạch chuyên nghiệp, được bơm vào thảm. Mục đích là lau sạch các vết bẩn đã tích tụ theo thời gian.
Sau khi thảm đã được xử lý, máy hút công suất cao sẽ được sử dụng để hút bụi bẩn. Lực hút của chân không kết hợp với dung dịch nước nóng sẽ làm cho tấm thảm được phục hồi như cũ.
- Ưu điểm là thảm được giặt sạch. Diệt khuẩn lên đến 99%. Thảm sau khi giặt mang lại cảm giác mềm mại êm ái.
- Nhược điểm: Đây là phương pháp làm sạch tốn nhiều thời gian nhất. Việc sấy khô cũng mất nhiều thời gian, có nghĩa là thảm phải được để nguyên sau khi làm sạch. Nếu quá trình làm khô được thực hiện không đúng cách, vi khuẩn sẽ phát triển trong thảm. Máy móc được sử dụng cũng rất ồn ào nên chỉ có thể được sử dụng vào một số thời điểm nhất định
2. Phương pháp giặt thảm bàn chà (Shampoo Cleaning)
Giặt thảm bàn chà cũng là một trong những phương pháp giặt thảm phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp giặt thảm dựa trên cơ học là chính. Hóa chất giặt thảm được phun trực tiếp lên bề mặt thảm. Sau đó các chuyên gia giặt thảm sử dụng máy giặt thảm chuyên dụng giặt trên bề mặt thảm. Dưới tác động cơ học bụi bẩn bám sâu dưới sợi thảm sẽ theo bọt giặt thảm được đưa ra ngoài. Tiếp đến các chuyên gia dùng máy hút bụi nước công nghiệp chiết xuất hết bọt giặt thảm cùng bụi bẩn.
- Ưu điểm là giá rẻ. Giặt thảm diện tích rộng với thời gian nhanh chóng. Phương pháp giặt thảm bàn chà thường được các công ty sử dụng cũng khá phổ biến để giặt thảm văn phòng
- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để làm khô. Bã bọt ướt có thể để lại cảm giác dính trên thảm và dễ bị bẩn nhanh chóng sau khi làm sạch
3. Phương pháp giặt thảm bao trùm (Bonnet Cleaning)
Đây là phương pháp giặt thảm sử dụng lực ly tâm của đĩa chà sàn kết hợp hóa chất giặt thảm đánh bật bụi bẩn bám vào sợi
thảm. Sau đó dùng máy hút bụi công nghiệp để làm sạch lại một lần nữa.
- Ưu điểm của phương pháp này là vết bẩn được xử lý cục bộ nhanh chóng và thường được áp dụng giặt thảm thảm khách sạn…
- Nhược điểm: Dấu giặt có thể để lại trên thảm, bã dính thường còn sót lại sau khi làm sạch
4. Phương pháp giặt thảm khô (Dry Extraction Cleaning)
Phương pháp giặt thảm khô bột làm sạch được rắc vào phần dưới cùng của thảm bằng cách sử dụng máy chải quay. Thao tác này sẽ mở ra các sợi của thảm và để bột đọng lại bên trong nó, giúp làm sạch thảm sâu. Sau đó, thảm được hút chân không để loại bỏ đất và bột kết hợp. Phương pháp này được sử dụng phổ biến cho các công trình thương mại, nơi mà lớp phủ sàn được làm sạch thường xuyên và cần làm khô ngay lập tức.
- Ưu điểm: Thời gian khô nhanh hơn và có ít cặn còn lại sau khi làm sạch. Thảm sạch hơn trong thời gian dài hơn hoặc ít có nguy cơ bị bẩn lại ngay lập tức
- Nhược điểm: Không thích hợp cho các khu vực bị bẩn nhiều hoặc bị ố
Như vậy, chúng tôi đã đưa ra các cách giặt thảm cũng như ưu và nhược điểm cho từng cách giặt. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn tìm ra được phương pháp giặt thảm công nghiệp phù hợp nhất cho văn phòng mình.